Sóng siêu âm (Ultrasonic waves) là một thuật ngữ khoa học, chúng đùng dể chỉ một tần số âm thanh không thể nghe được bằng thính giác của con người. Tần số siêu âm dao động từ gần 20.000 đến 100.000 chu kỳ mỗi giây. Các tần số thấp hơn và cao hơn có hiệu ứng khác nhau trong đó có việc làm sạch đồ dùng.
Ứng dụng sóng siêu âm vào trong thực tế bắt đầu từ Thế chiến thứ 1, tuy nhiên, vì công nghệ chưa phát triển nên thiết bị chưa được sử dụng rộng rãi. Đến năm 1960, công nghệ sóng siêu âm phát triển hơn và bắt đầu được ứng dụng rộng rãi hơn. Ngày nay, sóng siêu âm thực sự là công cụ hữu ích cho con người, các thiết bị được cải tiến nhiều hơn, sở hữu những tính năng ưu việt hơn.
Sóng siêu âm & công nghệ làm sạch bằng sóng siêu âm
Bể rửa siêu âm, máy rung siêu âm, máy làm sạch bằng sóng siêu âm công nghiệp, máy rửa sóng siêu âm đều là từ khóa chỉ máy rửa làm sạch bằng công nghệ sóng siêu âm, một thiết bị làm sạch các vật dụng bằng cách sử dụng sóng siêu âm kết hợp với nước hoặc dung môi.Ngay từ khi ra đời, thiết bị nhanh chóng nhận được sự đánh giá cao từ phía người tiêu dùng bởi chúng có thể loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi trùng, chất gây ô nhiễm trên đồ dùng một cách nhanh chóng, kể cả với đồ vật có kích thước siêu nhỏ hiệu quả cũng không ngoại lệ. Đi kèm với máy làm sạch siêu âm là dung môi. Việc lựa chọn dung môi cần dựa trên chất liệu đồ vật cũng như yêu cầu vể khả năng làm sạch.
Những điều cần biết về máy rửa sóng siêu âm
Cấu tạo bể rửa siêu âm
Máy làm sạch siêu âm có 2 loại gồm máy rửa làm sạch siêu âm công nghiệp và bể rửa gia đình/ phòng thí nghiệm. Nếu như bể rửa công nghiệp có kích thước lớn, công suất cao thì bể rửa trong phòng thí nghiệm có kích thước nhỏ hơn. Ngoài ra, thiết bị làm sạch bằng sóng si êu âm còn có một loại cầm tay, chúng giúp người dùng dễ dàng vận chuyển cũng như làm sạch các đồ dùng kích thước nhỏ. Riêng với bể rửa công nghiệp, chúng có thể làm việc liên tục trong thời gian dài, với công suất lớn. Tuy nhiên, với bể rửa phòng thí nghiệm và thiết bị cầm tay, mặc dù có thể sử dụng trong thời gian dài nhưng chúng không được đánh giá là làm việc tốt với tần suất 24/7.
Máy rửa sóng siêu âm được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau.
- Vỏ bể rửa siêu âm Skymen làm bằng thép không gỉ inox 304 hoặc 201 tùy thuộc vào model. Điều này không chỉ đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ mà chúng còn ngăn ngừa tình trạng ăn mòn nếu sử dụng chẩy tẩy rửa chuyên biệt.
- Đầu dò hay đầu tạo sóng : Đầu dò là bộ phận thực hiện chức năng tạo sóng siêu âm. Chúng thường được đặt ở đáy hoặc bên cạnh của bể rửa.
- Bộ hẹn giờ và điều khiển nhiệt độ: Tùy từng dòng sản phẩm mà bể rửa siêu âm được thiết kế thêm tính năng hẹn giờ và gia nhiệt.
- Ống thoát nước : Không phải bể rửa nào cũng có chi tiết này. Tuy nhiên, với sản phẩm có ống thoát nước, chúng giúp việc loại bỏ dung môi tẩy rửa trở nên dễ dàng hơn.
- Nguồn điện: Hầu hết các bể rửa siêu âm đều sử dụng nguồn điện công suất 220V/50Hz hoặc 380V đối với máy rửa sóng siêu âm cho ngành công nghiệp.
- Giá đỡ hoặc giỏ chứa: Giá đỡ hoặc giỏ chứa giúp hạn chế tối đa tình trạng chầy, xước, làm ảnh hưởng đến đồ dùng & tăng tuổi thọ của bể rủa. Tuyệt đối phải sử dụng các giỏ chứa hoặc treo vật cần rửa lơ lửng trong bể, không đặt trực tiếp vật cần rửa xuống đáy.
Nguyên lý hoạt động của máy làm sạch bằng sóng siêu âm
Khi được kết nối với nguồn điện, đầu dò siêu âm bắt đầu hoạt động, tạo ra các luồng sóng siêu âm. Sự xuất hiện của các sóng tần số cao và thấp sinh ra các bọt khí. Các hạt bọt khí lan tỏa đều ra môi trường, len lỏi vào trong từng ngóc ngách của thiết bị, cuốn theo bụi bẩn, dầu mỡ, vi khuẩn, vi trùng, …
Hiểu về tần số sóng siêu âm
Tần số của sóng siêu âm được đo liên tục, theo đơn vị chu kỳ/ giây. Tần số là yếu tố quan trọng để tác động tới kích thước của các hạt bong bóng sinh ra. Tần số cao tạo các hạt bong bóng nhỏ phù hợp với việc làm sạch nhẹ nhàng và ngược lại.
Điều đó có nghĩa là, nếu muốn loại bỏ bụi bẩn và các chất gây ô nhiễm trơ, khó xử lý thì cần đến tần số sóng siêu âm nhỏ. Nếu muốn làm sạch đồ vật tinh tế, chất liệu mềm mại như vải, đồ trang trí sức thì cần đến tần số sóng siêu âm lớn.
Chất tẩy rửa
Trong một số trường hợp, việc làm sạch với nước thông thường không thể phát huy hiệu quả, khi đó, người dùng cần đến dung môi làm sạch. Cần đặc biệt chú ý trong việc lựa chọn chất tẩy rửa bởi nếu dung dịch không phù hợp chúng sẽ ảnh hưởng đến đồ dùng cũng như tuổi đời bể rửa siêu âm.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào dung môi mà bạn cần lựa chọn khoảng thời gian phù hợp. Nếu dung môi chỉ là nước thông thường, máy sẽ cần hoạt động lâu hơn. Ngược lại, với dung môi chuyên biệt, thời gian làm sạch được rút ngắn đáng kể.
Quy trình làm sạch bằng bể rửa siêu âm
Để đảm bảo hiệu quả làm sạch, người sử dụng cần tuân thủ các bước dưới đây
1. Rửa thông thường
Việc rửa đồ dùng bằng phương pháp thủ công sẽ giúp loại bỏ một phần chất bẩn. Điều đó giúp nâng cao hiệu quả làm sạch với bể rửa siêu âm.
2. Cho đồ vật cần làm sạch vào bể rửa
Đối với các bể rửa có giỏ đựng, việc đặt đồ vật vào trong đó là cần thiết, chúng giúp hạn chế sự chầy, xước của món đồ. Với thiết bị làm sạch cầm tay, chỉ cần cho đồ dùng vào trong chậu, thêm nước hoặc dung môi ở mức độ phù hợp rồi bật máy.
3.Làm sạch sau
Sau khi làm sạch với sóng siêu âm, người dùng có thể rửa lại bằng nước sạch. Tuy nhiên, bước này chỉ nên áp dụng nếu sử dụng dung môi tẩy rửa còn khi sử dụng nức thông thường thì không cần thực hiện.
Những điều cần lưu ý khi làm sạch với bể rửa siêu âm
Để đảm bảo hiệu quả làm sạch cũng như tuổi đời sử dụng của thiết bị, người dùng cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Đổ nước/ dung môi tẩy rửa ở mức độ phù hợp, không thấp hơn 3/2 thể tích bể.
- Đảm bảo nước luôn ngập đồ dùng trong suốt quá trình hoạt động
- Không sử dụng dung môi tẩy rửa có nồng độ kiềm hoặc axit quá cao, chất tẩy rửa dễ gây cháy nổ, hoặc chất nhạy cảm với nhiệt độ.
- Không để máy ở những nơi ẩm thấp
- Cài đặt, điều chỉnh thời gian, nhiệt độ máy ở các mức độ phù hợp.
Máy làm sạch bằng siêu âm tại Martoyo gọi ngay 1900 0316 tư vấn, báo giá, gia công sản xuất theo yêu cầu khách hàng